Công đoạn đầu tiên để chế tác ra một mẫu trang sức đó là tạo mẫu cho sản phẩm.Vậy bước tiếp theo là gì? Cùng Alana Jewelry tìm hiểu giai đoạn ép mô cao su hay còn gọi là ép mô silicone trong chế tác trang sức nhé!
Mô là gì?
Đối với những mẫu trang sức thuộc loại “độc bản” sẽ được thiết kế và sử dụng một lần theo yêu cầu của khách. Nhưng phần lớn, các mẫu trang sức được làm với số lượng lớn, sản xuất hàng loạt. Khi đó cần phải điều chỉnh thật nhiều khuôn tạo mẫu sáp trang sức. Sau đó đem đúc cả cây với số lượng lớn. Khuôn trong trường hợp này thường được gọi là mô. Việc ép khuôn được gọi là ép mô.
Mô cao su và mô silicone
Có hai loại mô được sử dụng rộng rãi được làm từ hai chất liệu khác nhau: mô cao su và mô silicon. Hai loại mô này khi quan sát bằng mắt thường là có thể phân biệt được và nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Do sở hữu màu sắc khác nhau, mô silicon có màu trắng trong và cứng hơn. Trong khi đó mô cao su có màu vàng nhạt đặc trưng và mềm hơn khá nhiều.
Hai loại mô này ngoài khác nhau về màu sắc ra còn khác nhau ở tính chất. Mô cao su có thể ép được cả mẫu sáp lẫn các mẫu bằng kim loại như vàng, bạc, bạch kim… Trong khi đó mô silicone không thể ép được mẫu sáp mà chỉ có thể ép được mẫu kim loại.
Sử dụng silicone
Ngoài ra, khi sử dụng silicone đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề của người thợ. Do chúng khá cứng, khó gia công. Dù là loại mô nào đi chăng nữa thì lúc đầu mới ép cũng ở dạng khối liền. Chúng được thợ tách ra làm đôi bằng dao mổ. Khi tách ra như thế mới lấy được mẫu cao su được bơm trong đó ra.
Mẫu kim loại trước khi đem ép cao su ban đầu, nếu có hột đá thì phải tháo đá ra. Nếu có vết trầy xước thì phải được đánh bóng lại. Ở công đoạn này có thể sử dụng giấy nhám mịn 1200 hay đánh bóng bằng điện hóa. Bước tiếp theo là tạo các rãnh dẫn đủ lớn để dẫn sáp chảy vào trong. Sau đó bố trí chúng vào đúng vị trí cho sáp lỏng chảy qua. Nếu các rãnh quá hẹp hay góc nghiêng lớn, sáp sẽ khó chảy vào khuôn.
Các tấm cao su phải được cắt sao cho khớp với mặt trong khung nhôm. Tiếp theo sẽ được bóc bỏ lớp nhựa bảo vệ trên các tấm cao su, chèn chúng vào cho cao đến một nửa khung. Sau đó đặt các mẫu trang sức cần làm vào khung sao cho ống rót khớp với lỗ rót ở một đầu khung. Đặt nốt các tấm cao su còn lại vào khung cho đầy. Bước tiếp theo, người thợ phải lót lớp cao su mỏng lên hai tấm thép để khi nung nóng thì cao su không bị dính vào khuôn.
Điều quan trọng trong công đoạn này
Điều quan trọng trong công đoạn này là điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp rồi đưa khung vào thiết bị lưu hóa. Ngoài ra, thời gian lưu hóa dài hay ngắn còn tùy thuộc theo có bao nhiêu lớp cao su đã ép trong khung, cứ khoảng 2,5 phút cho 1mm. Sau thời gian này, thiết bị sẽ được tắt và khung để ra ngoài cho nguội dần.
Tiếp theo là khâu lấy khuôn cao su ra hay còn được gọi là mô. Lúc này người thợ phải dùng dao mổ để tách và cắt khuôn làm đôi rồi tháo ống rót. Khuôn này có thể dùng được rất nhiều lần để tạo ra mẫu sáp đồng nhất.
Qua bài viết trên, Alana Jewelry mong rằng bạn đã có cái nhìn khác về chế tạo trang sức. Để tạo ra một sản phẩm không hề đơn giản mà phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi tay nghề cùng trình độ kỹ thuật cao.
Trả lời